IMDb, Rotten Tomatoes và Metacritic đang là những trang web đánh giá, chấm điểm các phim chiếu rạp uy tín hàng đầu hiện nay. Dù có các tiêu chí đánh giá và chấm điểm khác nhau, đôi khi đưa ra những kết quả trái ngược nhau nhưng tầm ảnh hưởng và tác động của những website đánh giá phim này lên thị trường điện ảnh thế giới là rất lớn. Trong bài viết này, Góc Điện Ảnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chí chấm điểm và đánh giá của các trang đánh giá phim IMDb, Rotten Tomatoes và Metacritic.
Xem thêm:
Với tiêu chí khách quan và công bằng, các website đánh giá phim luôn muốn đưa ra những nhận định và chấm điểm phim chính xác và tương ứng với chất lượng phim nhất. Tuy nhiên vì mỗi trang có một tiêu chí đánh giá khác nhau nên kết quả đánh giá có sự khác biệt, đôi khi là trái chiều giữa đánh giá của giới phê bình và khán giả đại chúng.
Lấy một ví dụ năm 2016, phim Suicide Squad có những có điểm đánh giá khá khác nhau. IMDb chấm 6,6/10 trên mức trung bình, Rotten Tomatoes 28% khá thấp và Metacritic 40/100 ở ngưỡng trung bình. Vì sao lại có sự khác biệt lớn về điểm số giữa IMDb, Rotten Tomatoes và Metacritic đối với cùng một phim? những phân tích dưới đây sẽ lý giải điều đó.
Điểm số khác nhau giữa IMDb, Rotten Tomatoes và Metacritic dành cho bộ phim Suicide Squad (2016).
1. Tiêu chí đánh giá và chấm điểm của IMDb
Điểm số IMDb dựa trên con số trung bình lựa chọn của khán giả đại chúng. Điều này đồng nghĩa với việc, bất kì khán giả nào cũng có thể trở thành một nhà phê bình phim trên IMDb dựa trên cảm nhận chủ quan của người đó với bộ phim. Nên có thể nói điểm số IMDb là điểm đánh giá đại diện cho thị hiếu khán giả bình dân đại chúng. Vì lượng khán giả trên toàn thế giới khá lớn và nhận định mang yếu tố cá nhân mà IMDb không có cơ chế sàn lọc nên điểm số IMDb đôi khi mang đến một số kết quả chưa công tâm.
Ngoài những khán giả đánh giá khách quan sẽ có một số khán giả chấm điểm xếp hạng phim không có căn cứ, đôi khi là trái ngược với phê bình của giới chuyên môn. Cụ thể ở IMDb đã có khá nhiều trường hợp phim có điểm cao chót vót chỉ bởi một nhóm các fan hâm mộ bộ phim hoặc diễn viên trong phim mà không dựa trên những tiêu chí đánh giá như nội dung, tính nghệ thuật…
Tuy nhiên, năm 2015, khi IMDb công bố danh sách 25 phim được chấm điểm cao nhất của trang trong 25 năm hoạt động, người hâm mộ vẫn gật gù đồng ý với những cái tên IMDb đưa ra. Từ đó có thể thấy, ở thang điểm cao từ 8.0 đến trên 9.0, các bộ phim được IMDb chọn đều khá xứng đáng và đáng tin tưởng, tiệm cận với nhận xét chung của giới phê bình.
Trái ngược với IMDb, cả hai trang Rotten Tomatoes và Metacritic đều có hẳn một đội ngũ các “nhà phê bình” riêng của mình để làm công việc review phim.
2. Tiêu chí đánh giá và chấm điểm của Rotten Tomatoes
Rotten Tomatoes chấm điểm phim dựa trên việc thống kê đánh giá của vài trăm nhà phê bình phim, số lượng nhà phê bình phim được tham khảo tùy độ hot của phim. Mỗi đánh giá này sẽ được phân ra làm 2 loại, nếu các nhà phê bình thích bộ phim, nó sẽ được đánh giá trên 60% - là “fresh” (hay), ngược lại sẽ là “rotten” (dở). Sau đó, Rotten Tomatoes sẽ tính tỉ lệ giữa người đánh giá Fresh và Rotten, sau đó cho ra điểm.
Những khán giả bình dân sẽ được chấm điểm ở một mục riêng, dành cho đại chúng cũng giống như IMDb. Những nhà phê bình phim cho Rotten Tomatoes được chọn lựa rất kỹ lưỡng, phải hội đủ những tiêu chí khắt khe. Họ là các cây bút nổi tiếng của các tờ báo hay làm việc cho một đơn vị truyền thông, xuất bản lớn, phải duy trì chất lượng và sự nhất quán trong đánh giá.
Những khán giả bình dân sẽ được chấm điểm ở một mục riêng, dành cho đại chúng cũng giống như IMDb. Những nhà phê bình phim cho Rotten Tomatoes được chọn lựa rất kỹ lưỡng, phải hội đủ những tiêu chí khắt khe. Họ là các cây bút nổi tiếng của các tờ báo hay làm việc cho một đơn vị truyền thông, xuất bản lớn, phải duy trì chất lượng và sự nhất quán trong đánh giá.
Nguyên tắc của trang Rotten Tomatoes rất đơn giản nhưng lại phân cực rõ ràng, một là hay, hai là dở. Chính vì vậy, điểm số trên trang Rotten Tomatoes thường rất cao hoặc rất thấp. Điều đó có nghĩa một bộ phim chỉ cần không bị ghét chứ không cần làm người ta cực thích là đã có được điểm số cao ngất ở Rotten Tomatoes.
Cũng vì tiêu chí chấm điểm phim khá cực đoan này mà Rotten Tomatoes từng gây nên làn sóng phản đối gay gắt khi bị cho là “phân biệt đối xử” với các bộ phim thuộc vũ trụ điện ảnh DC. Nguyên nhân từ việc Rotten Tomatoes chấm điểm Suicide Squad (2016) dở tệ với 28%, Man of Steel (2015) với 55% và Batman v Superman: Dawn of Justice (2016) là 28%. Mặc dù các bộ phim này của DCEU được đánh giá là ổn dù cũng có vài hạt sạn nhưng lại bị chấm ở con điểm rất thấp, tệ hơn cả các bộ phim kém chất lượng. Trong khi Spider-Man: Homecoming, bộ phim không mấy được lòng giới chuyên môn của Marvel lại có số điểm rất cao, 93%.
Tiêu chí đánh giá và chấm điểm của Metacritic
Tiêu chí chấm điểm của Metacritic có phần đa chiều hơn nhưng chủ quan hơn so với Rotten Tomatoes. Metacritic thu thập đánh giá của các nhà phê bình phim và các trang đánh giá phim sau đó cho điểm các đánh giá này từ 0 đến 100 điểm. Nếu có trang nào đó sử dụng các chuẩn đánh giá khác, ví dụ có trang cho điểm phim theo thang ABCDEF chẳng hạn, thì Metacritic sẽ gán cho các chữ này số điểm mà họ cho là thích hợp. Từ những đánh giá đó cùng với mức độ uy tín của từng nhà phê bình hoặc trang đánh giá phim, Metacritic sẽ tính bình quân có trọng số và cho ra điểm số của phim.
Những nhà phê bình trên trang Metacritic là nhóm nhà báo có uy tín đến từ những tờ báo, tạp chí danh giá như New York Times, Wall Street Journal, Chicago Sun-Times, Variety, The Hollywood Reporter.
Metacritic hiện có tổng cộng 10 lần có đánh giá phim hay trọn vẹn, IMDb chỉ có 4 phim trong Top 250 trên 9 điểm, còn Rotten Tomatoes đã có hơn 100 bô phim đạt điểm gần tuyệt đối (90-100%), trong đó có một số tác phẩm có vẻ được nâng tầm như Arrival (2016, 94%), Moonlight(2016, 98%), Get Out (2017, 99%).
Biểu đồ so sánh giữa số phim và số điểm của 4 trang chấm điểm phim nổi tiếng nhất hiện nay. Ảnh: Medium.
4. Tầm ảnh hưởng của IMDb, Rotten Tomatoes và Metacritic
Kể từ khi Internet trở nên phổ biến, các website đánh giá phim trực tuyến (online movie rating) đã trở thành một phần quan trọng trong công nghiệp điện ảnh của thế giới đặc biệt là Hollywood. Lượng lớn khá giả thường dựa vào những đánh giá, bình luận và điểm số trên các trang review phim uy tín để ra quyết định có nên ra rạp thưởng thức phim hay không.
Trong thời đại mà khán giả đại chúng quá lười đọc thì việc dành thời gian để đọc hết một bài hoặc vài bài review cho một bộ phim là điều ít diễn ra. Chính vì vậy, khán giả muốn nhìn thấy tổng điểm một cách ngắn gọn, nhanh chóng và chính xác.
Theo thống kê của hãng phim National Research Group, có 36% khán giả Mỹ vào xem các đánh giá của những trang web chấm điểm phim trước khi xem một bộ phim nào đó, nhiều hơn so với 28% trong năm 2014. Gần một nửa số người xem phim tuổi từ 25 đến 44 là đối tượng truy cập thường xuyên các trang như IMDb, Rotten Tomatoes. Theo công ty dữ liệu ComScore, trang web Rotten Tomatoes đã đạt được 13,6 triệu lượt truy cập vào tháng 5/2017, tăng 32% so với một năm trước. Những số liệu trên cho thấy một tầm ảnh hướng rất lớn của các trang phê bình phim, khán giả đánh giá cao uy tính và chất lượng của các trang review phim này và coi những điểm đánh giá là một yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định chọn phim.
5. Sự ảnh hưởng của các trang chấm điểm phim đến doanh thu phòng vé.
Ngoại trừ một số trường hợp cá biệt thì phần lớn những phim có doanh thu cao đều là những phim có điểm đánh giá trên các trang IMDb, Rotten Tomatoes và Metacritic cao.
Đối với những bộ phim bom tấn hoặc những thương hiệu phim lớn của Hollywood, việc "bơm tiền" để quảng cáo và PR phim giúp những bộ phim được đông đảo khán giả biết đến, tạo hiệu ứng truyền miệng tốt sẽ tạo ra doanh thu cao cho phim. Chính vì thế dù những bom tấn này đôi khi có điểm số không cao, các nhà phê bình phim đánh giá thấp thì cũng không ảnh hưởng mấy đến thành công doanh thu. Có thể lấy ra một số ví dụ như Batman vs Supperman, Venom, The Twilight Saga, Fifty Shades of Grey, Suicide Squad, The Amazing Spider-Man 2, Transformers: Age of Extinction, ...
Những phim bị đánh giá thấp những vẫn thành công về doanh thu
Còn đối với những bộ phim với kinh phí thấp, không có thương hiệu, không có ngôi sao điện ảnh, ít có sự đầu tư quảng bá thì điểm số của IMDb hay Rotten Tomatoes cao có thể sẽ góp phần lớn vào sự thành công về doanh thu của phim. Điển hình trong đó như Get Out, Baby Driver, A Quiet Place, The Hangover, Slumdog Millionaire, Saw (2004), The Conjuring (2013), ...
Những phim có điểm đánh giá cao
Đối với phân khúc tầm trung, những bộ phim chất lượng không tốt và cũng không chiều được lòng khá giả thì điểm số trên các trang đánh giá thấp không khác nào một "biển báo cấm" khán giả đến rạp xem phim. Có không ít các tác phẩm bị đánh giá thảm hại trên các trang chấm điểm phim khiến khán giả không dám ra rạp "xem thử" khiến doanh thu thê thảm như Smurft: The Lost Village, Baywatch, Power Rangers, King Arthur: Legend of the Sword, The Dark Tower, The Mummy, The Emoji Movie ...
Review đánh giá phim đang trở thành một ngành phát triển mạnh mẽ cùng với ngành công nghiệp điện ảnh. IMDb, Rotten Tomatoes và Metacritic không những ảnh hưởng đến bảng xếp hạng doanh thu phòng vé mà còn là tiếng nói của công chúng đến các nhà làm phim giúp các hãng phim hiểu khán giả, biết khán giả muốn gì, cần gì nhằm tạo ra những bộ phim hấp dẫn hơn nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét